Trong thiết kế nhà ở, cổng nhà không chỉ là vật mang đến thẫm mỹ cho cả căn nhà mà còn là nơi ngăn cách không gian trong và ngoài nhà. Phong thủy cổng nhà nếu được sắp xếp đúng cách sẽ mang đến tài vận, may mắn cho gia chủ. Cổng nhà đem lại nguồn sinh khí cho ngôi nhà còn là bộ mặt của gia chủ. Vườn An Nam sẽ gợi ý cho bạn cách sắp xếp cổng nhà hợp lý nhé!
I. Cổng nhà quan trọng như thế nào?
Ngày nay, đối với những căn biệt thự, cổng nhà là thứ không thể thiếu, vì thế gia chủ thường đầu tư rất nhiều vào đây. Nhưng không phải ai cũng biết cách bày trí, sắp xếp theo phong thủy. Ngoài tính thẫm mỹ, mang đến phong thủy mà nó còn giúp ngăn ngừa trộm cắp vào nhà. Thiết kế cổng nhà cần lưu ý đến sinh khí. Thiết kế để sinh khi vào cổng chỉnh rồi vào nhà và đến các cổng phụ sẽ rất tốt cho phong thủy.
II. Hướng dẫn cách xác định hướng cổng chính và hướng vào nhà
Cổng nhà không chỉ là một phần của thiết kế đẹp mắt, mà còn có thể mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình bạn. Để đảm bảo cổng nhà hợp hướng theo Ngũ Hành, bạn nên đứng từ trong nhà nhìn ra để xác định phương hướng và lưu ý những điểm quan trọng khi xây dựng cổng nhà. Việc tuân thủ các nguyên tắc Ngũ Hành trong xây dựng cổng nhà không chỉ tạo ra một không gian sống đẹp mắt mà còn đem lại niềm tin về sự may mắn và tài lộc cho gia đình bạn.
1. Tại sao vị trí cổng nhà cần phải hợp phong thủy và phù hợp với cung mệnh chủ nhà?
Khi thiết kế cổng nhà, việc định vị trí và chọn hướng cổng cần tuân thủ nguyên tắc phong thủy và phù hợp với cung mệnh chủ nhà.
- Nếu bạn thuộc Tây Tứ Mệnh, bạn nên mở cổng hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc.
- Ngược lại, nếu bạn thuộc Đông Tứ Mệnh, bạn nên mở cổng hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Tuy nhiên, cần tránh đối với các hướng không phù hợp với cung mệnh của gia chủ.
- Ví dụ, nếu bạn thuộc mệnh Kim, không nên xây cổng theo hướng Nam vì hướng này thuộc Hoả, khắc Kim.
- Tương tự, nếu bạn thuộc mệnh Mộc, nên tránh hướng Tây Bắc và Tây vì hai hướng này thuộc hướng Kim, khắc Mộc.
- Với mệnh Thuỷ, cần tránh hướng Đông Bắc và Tây Nam vì hai hướng này thuộc mệnh Thổ, khắc Thuỷ.
- Nếu bạn thuộc mệnh Hoả, tránh hướng Bắc vì hướng này thuộc Thuỷ, khắc Hoả.
- Cuối cùng, nếu bạn thuộc mệnh Thổ, cần tránh hướng Đông Nam và Đông vì hai hướng này thuộc Mộc, khắc Thổ.
2. Những lưu ý về cách bố trí cổng nhà, vị trí đặt cổng nhà bạn cần biết
Việc tuân thủ các lưu ý về cách bố trí và đặt vị trí cổng nhà đúng phong thủy sẽ giúp gia chủ đạt được may mắn và tài lộc cho tổ ấm của mình. Khi mở cổng, cần căn cứ vào môi trường chung quanh, bao gồm địa hình trước nhà, bên cao bên thấp hay bằng phẳng. Theo quan niệm của bát quái, cổng nên được mở để đón dòng nước đến vì nước được coi là tài vận đến.
Nếu bên trái nhà (Thanh Long) thấp hơn bên phải nhà (Bạch Hổ), vị trí đặt cổng nên mở về phía trái, tức là phía Thanh Long. Tương tự, nếu bên phải nhà thấp hơn phía trái nhà, cổng nên mở về phía Bạch Hổ. Nếu địa thế hai bên nhà bằng phẳng, thì cách bố trí cổng nhà ở giữa nhà hay sân là phù hợp nhất.
III. Nên mở cổng nhà ra hay vào trong nhà theo phong thủy?
Cổng nhà là một phần không thể thiếu trong kiến trúc tổng thể của một ngôi nhà. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc về việc cổng nên mở ra hay mở vào để hợp phong thủy.
Theo các chuyên gia, chiều mở của cổng nhà rất quan trọng vì đó là nơi để các luồng khí bên trong và bên ngoài nhà giao thoa với nhau. Vì vậy, nên để cánh cửa cổng mở ra ngoài nhà để thu hút nguồn vượng khí vào nhà và mang đến nhiều tốt lành cho gia chủ.
Nếu phong thủy cổng nhà mở vào trong, có thể khiến tài lộc và tiền bạc thất thoát ra ngoài. Tuy nhiên, nếu cổng nhà của bạn mở vào trong, bạn có thể hóa giải bằng cách treo gương trên tường để không gian rộng thêm.
IV. Chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng phải phù hợp với trạch mệnh
1. Mẫu cổng nhà cho gia chủ mệnh Kim
Đối với gia chủ mệnh Kim, cổng của ngôi nhà nên có hình dáng cong tròn và sử dụng vật liệu kim loại. Nên chọn màu xám ghi, trắng, bạc để phù hợp với ngũ hành và tạo sự hài hòa với kiến trúc tổng thể của ngôi nhà.
2. Mẫu cổng nhà cho gia chủ mệnh Mộc
Nếu gia chủ có mệnh Mộc, cổng nhà nên được làm bằng gỗ hoặc sắt, với họa tiết hoa lá và sơn màu xanh lá cây. Thanh song song nên được sử dụng để tạo sự cân đối và hài hòa.
3. Mẫu cổng nhà cho gia chủ mệnh Thuỷ
Với cổng của ngôi nhà nên sử dụng màu chủ yếu là gam màu xanh biển và đen. Hoa văn cổng cần được thiết kế uốn lượn mềm mại để tạo sự hài hòa và tương thích với mệnh của gia chủ.
4. Mẫu cổng nhà cho gia chủ mệnh Hoả
Gia chủ mệnh Hỏa nên chọn cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu sẽ phù hợp. Cổng có mái ngói nhọn cũng là một lựa chọn thích hợp cho gia chủ này.
5. Mẫu cổng nhà cho gia chủ mệnh Thổ
Nếu gia chủ có mệnh Thổ, cổng của ngôi nhà nên có hình dáng vuông vức và kết hợp với tường rào xây bằng gạch đá. Nên sử dụng gam màu vàng và nâu để tạo sự hài hòa và phù hợp với ngũ hành của gia chủ.
Thực tế, cổng của ngôi nhà nên được thiết kế phù hợp với địa phương, khu đất cụ thể để đảm bảo an ninh và chống sự xâm nhập từ bên ngoài vào nhà. Tuy nhiên, cổng cũng cần phải tạo sự hài hòa với môi trường chung quanh, không làm ngôi nhà trở nên quá tách biệt với thiên nhiên và cảnh quan toàn khu.
V. Lưu ý về phong thủy cho cổng chính và lối vào nhà
Nếu phong thủy của cổng chính không tốt, gia chủ sẽ không cảm thấy an tâm. Kích thước và số đo cổng nhà cần phải phù hợp với phong thủy để đảm bảo sự hài hòa và an nhiên. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần lưu ý:
- Lối vào nhà cần phải rộng và thoáng để xe cộ dễ dàng đi vào.
- Không nên trồng cây to trước cổng, vì nó sẽ cản trở lối đi lại và làm giảm lượng khí tốt đi vào nhà. Nếu trồng cây, cần đảm bảo khoảng cách an toàn và không nên trồng quá nhiều cây.
- Lối đi vào cổng cũng cần được thiết kế rộng rãi để tránh bị mất cân bằng và khó đi lại.
- Nếu nhà nằm trên triền dốc, ngõ vào cần được thiết kế bậc tam cấp không quá dốc để đảm bảo tiền bạc.
- Màu sơn cổng cần căn cứ vào sự sinh hợp theo Ngũ hành của gia chủ.
VI. Những điều cần kiêng kỵ khi thiết kế cổng cho ngôi nhà
Khi thiết kế cổng cho ngôi nhà, cần chú ý đến những điều kiêng kỵ sau đây:
- Cổng nên được xây dựng vuông vắn, ngay ngắn, tránh xây cổng hình vòm vì sẽ gây bất lợi về tài vận cho chủ nhà.
- Trước cổng nên tránh đối diện với các tòa nhà lục lăng, tháp nhọn. Nếu không thể tránh được, cần hóa giải bằng các công cụ hóa sát như gương cầu lồi treo trên vòm.
- Trước cổng cần tránh đặt cây khô, vì đây là đại kỵ.
- Nếu hai bên cổng bị sát khí chiếu vào theo đường thẳng hoặc đường vòng cung đỉnh lồi, cần đặt vật hóa giải như đôi sư tử đá, nhưng phải một đực một cái để hai tượng ngoảnh vào nhìn nhau.
- Cổng nhà không nên đối diện với bếp, vì bếp là trái tim của ngôi nhà và có liên quan đến sức khoẻ và hạnh phúc gia đình. Nếu cửa bếp đối diện với cổng nhà, tài khí và vận lộc sẽ lọt hết ra ngoài.
- Vị trí cửa cổng nên tránh thẳng với ngã ba và không nên dẫn lối “trực xung” với cửa chính của nhà. Theo quan niệm dân gian, sinh khí đi theo đường vòng còn sát khí đi theo đường thẳng.
- Không nên đặt núi giả hoặc tảng đá đối diện với cổng, vì sẽ gây sát khí không lợi.
1. Phong thủy cổng và cửa chính
Cổng và cửa chính không nên thẳng hàng với nhau, vì sẽ gây sát khí. Nếu đã ở thế thẳng nhau, có thể hóa giải bằng cách xây tấm bình phong chắn giữa cổng và cửa. Nên làm cổng hơi lệch về trái hoặc về phải một chút để ngôi nhà kín đáo hơn.
Cổng nhà không nên đối diện với cửa phòng ngủ chính, vì phòng ngủ là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của gia chủ và cần phải kín đáo, thanh tịnh. Trong khi đó, cổng chính lại là nơi mọi người ra vào thường xuyên, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ gia chủ.
Cửa nhà vệ sinh không nên đối diện với cổng chính, vì cổng chính là nơi sinh khí của trời đất vào nhà. Nếu cửa nhà vệ sinh đối diện với cổng chính, sinh khí ấy sẽ xộc thẳng vào nơi khí uế, âm khí nặng nề.
2. Phong thủy nhà có hai cổng
Nếu ngôi nhà có hai cổng, thì có thể có cửa chính, cửa sau hoặc cửa bên hông cửa chính. Đối với các biệt thự hoặc ngôi nhà vườn rộng, có thể mở một cổng ở mặt tiền và một cổng phụ ở mặt khác để đi vào gara hoặc tránh qua phòng khách.
Việc có hai cổng chính trong ngôi nhà có thể giúp sinh hoạt thuận tiện hơn. Tuy nhiên, cần đảm bảo an ninh cho ngôi nhà, vì việc có nhiều cổng chính cũng có thể tạo điều kiện cho trộm cắp hoặc xâm nhập. Do đó, cần có biện pháp bảo vệ an ninh thích hợp để đảm bảo sự an toàn cho gia đình và tài sản trong nhà.
3. Phong thuỷ Cổng nhà chữ L
Theo quan niệm phong thủy, cổng nhà có hình dạng chữ L ngược, hay còn gọi là cổng số 7, được xem là một điều rất xấu. Lý do là vì số 7 trong Hán tự có nghĩa là mất hoặc hình dạng chữ L giống như cái máy chém, mang ý nghĩa sát thương và không tốt cho gia chủ. Do đó, nên chọn kiểu cổng đơn giản và vững chắc để mang lại sự may mắn, tài lộc và hạnh phúc cho ngôi nhà.
VII. Lưu ý theo phong thủy trong kích thước cửa và cổng của ngôi nhà
Việc lựa chọn kích thước cổng rào theo phong thủy là rất quan trọng và cần cân đối với kích thước của ngôi nhà. Nếu cổng quá lớn, khí sẽ phân tán, còn quá nhỏ thì không đủ khí vào nhà, cả hai trường hợp đều không tốt. Kích thước cổng cần được căn cứ vào khuôn viên của ngôi nhà. Nếu nhà nhỏ mà cổng lớn, sẽ gây thoát khí và không tốt cho phong thủy. Ngược lại, nhà lớn mà cổng nhỏ, khí cũng không lưu thông được, khó sinh vượng.
Trụ cổng và chiều cao của trụ cổng cũng rất quan trọng trong phong thủy. Kích thước của cột cổng cũng không nên quá cao. Kín cổng cao tường cũng không tốt. Cần mở ra một khoảng hở để giúp sinh khí lưu thông tốt, tránh tù hãm.
Khi xem xét phong thủy theo tuổi, nếu hướng phong thủy của cổng không tốt, bạn có thể giải quyết bằng cách làm cổng nhỏ hơn. Ngược lại, nếu hướng cổng tốt, nên chọn kích thước cổng lớn hơn để đón khí tốt vào nhà.
VIII. Nguyên tắc thiết kế cổng nhà bạn không nên bỏ qua
Phong thủy cổng nhà rất quan trọng vì thế bạn không nên lơ là. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì thế trước khi sắp xếp cần chú ý đến phong thủy bạn nhé.
1. Xác định hướng, kích thước của cổng nhà
Vấn đề hướng cổng nhà, cổng nhà có kích thước bao nhiêu là điều mà mỗi gia chủ đều quan tâm. Theo phong thủy, chiều cao, chiều rộng của cổng nhà theo phong thủy cần đo theo kích thước Lỗ Ban. Kích thước chiều rộng cổng nhà hợp phong thủy phải là âm (số chẵn). Còn chiều dài kích thước, số đo cửa cổng ngõ là dương (số lẻ). Trong đó, số đo cửa cổng đẹp chuẩn xây cổng nhà theo phong thủy như sau:
Kích thước cửa cổng một cánh mở cổng theo thước lỗ ban: Kích thước cổng chính theo phong thuỷ là 81cm x 212cm.
Kích thước cửa cổng 2 cánh: Kích thước cổng nhà ở, nhà vườn theo phong thuỷ là 138cm x 216,5cm.
Ngoài ra có thể áp dụng kích thước trên cho cắc căn nhà như nhà phố, biệt thự,… Ngoài ra, phong thủy cũng rất quan trọng, nên xét từ bên trong nhìn ra. Cổng nhà không nên đặt trước cổng chính và ngã ba đường. Cổng chính và cửa nhà không nên đặt thẳng hàng vì sẽ có sát khí, không tốt cho hậu vận của gia chủ. Phong thủy cổng nhà bạn nên đặt lệch sang một bên trái hoặc bên phải để nhà kín đáo hơn.
Ngoài ra, có thể xét phng thủy theo mệnh của gia chủ. Một số lưu ý gia chủ cần phải biết:
- Người mệnh Hỏa không nên đặt cổng tại hướng Bắc.
- Người mệnh Kim không nên đặt cổng tại hướng Nam.
- Người mệnh Thủy không đặt cổng tại hướng Đông Bắc.
- Người mệnh Mộc không nên đặt cổng tại hướng Tây Bắc.
- Người mệnh Thổ không nên đặt cổng tại hướng Đông Nam, Đông.
2. Tránh “Kính cổng cao tường”
Nhiều người thường có quan niệm đặt cổng nhà cao, bít bùng để ngăn ngừa trộm cắp. Điều này là hoàn toàn sai lầm, nên chừa ra khoảng hở để sinh khí có thể vào nhà. Ngoài ra, không nên trồng cây cối quá um tùm vì sẽ làm nhà bạn âm u, tù túng. Những thứ cản trở ngay cổng như chậu cây, bức tường,… nên dẹp bỏ ngay vì nó sẽ cản tài lộc của gia chủ.
3. Cửa Toilet không nên đặt đối diện cửa lớn
Phong thủy cổng nhà nghe như bình thường nhưng cần phải chú ý. Nếu của nhà vệ sinh đối diện với cửa chính, thì sinh khí, tài lộc, may mắn của gia đình sẽ xộc thẳng vào nơi khí uế, sinh ra âm khí nặng nề.
4. Cửa phòng ngủ không nên đối diện cổng chính
Phòng ngủ là nơi để nghỉ ngơi, yên bình để thư giãn, riêng tư của gia chủ. Còn phòng khách là nơi để tiếp khách, người nhà thường xuyên ra vào. Vì thế, để phòng ngủ đối diện phòng chính rất gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.
IX. Sự quan trọng của phong thủy cổng và lối vào ngôi nhà
Cổng chính của một ngôi nhà giống như miệng của nó. Tất cả khí của ngôi nhà đều phải thông qua cổng chính để lưu chuyển vào bên trong. Sự may mắn, đón sinh khí hay tránh điềm rủi của ngôi nhà phần nào phụ thuộc vào cổng chính. Vì vậy, trước khi xây dựng cổng chính, cần nắm rõ những nguyên tắc cơ bản để tránh phạm phải những điều cấm kỵ trong phong thủy.
Vây là Vườn An Nam đã gợi ý cho bạn những cách bày trí cổng nhà rồi. Phong thủy cổng nhà tưởng bình thường nhưng lại rất quan trọng đối với vận mệnh, sức khỏe. Hi vọng bài viết của Vườn An Nam sẽ giúp ích cho bạn trong thiết kế cổng nhà nhé!
Ngoài ra bạn có thể tham khảo phong thủy trong thiết kế nội thất tại: