20+ loại cây cảnh trong nhà đẹp và dễ chăm sóc cho người mới

20+ loại cây cảnh trong nhà đẹp và dễ chăm sóc cho người mới

Ngày nay, khi đời sống ngày càng phát triển, cây cảnh là lựa chọn dành cho những gia chủ yêu thích không gian xanh mát. Cây xanh trồng trong nhà không chỉ giúp không gian trong lành mà còn mang lại ý nghĩa phong thủy. Để biết loại cây nào phù hợp với gia đình, hay tham khảo bài viết dưới đây của Vườn An Nam.

Đặc điểm cây cảnh trong nhà

Top 10 loại cây trồng trong nhà đẹp và dễ chăm sóc nhất

Các loại cây cảnh trong nhà chủ yếu là các loại cây ưa bóng mát, những loại này thường dễ thích nghi và phát triển ở điều kiện không có nắng. Nên lựa chọn những loại cây tốt cho sức khỏe hoặc có tác dụng lọc không khí, mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian. Các loại cây trồng trong nhà thường được đặt ở phòng khách, nhà bếp, bàn làm việc, ban công,…

Bên cạnh những loại cây ưa nắng, những loại cây trong nhà bạn nên tham khảo như cây vạn lộc, cây trầu bà, cây lan ý, cây vạn thiên thanh,… 

Các loại cây trồng trong nhà hợp phong thủy

Ngày nay, những loại cây trồng trong nhà được nhiều người ưa chuộng cho không gian. Nó được xem như món đồ nội thất không thể thiếu, điển hình như các loại cây được liệt kê dưới đây.

1. Cây Lưỡi Hổ

Cây lưỡi hổ được trồng trong nhà cực phổ biến
Cây lưỡi hổ được trồng trong nhà cực phổ biến

Cây Lưỡi Hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp và vĩ hổ, tên khoa học là Sansevieria triasciata, đây là dòng cây thuộc họ Măng Tây, cao từ 50 đến 60cm. Cây Lưỡi Hổ có thân hình dạng dẹt, mọng nước, có ngoại hình hơi sắc nhọn tạo nhưng thân cây rất mềm, không gây nguy hiểm.

Trong phong thủy, loại cây này có tác dụng trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ. Loại cây này mang đến nhiều may mắn, ý chí tiến lên và là biểu trưng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc. Ngoài ra, hoa Lưỡi Hổ mang trên mình vẻ đẹp kiêu sa có ý nghĩa phong thủy rất lớn cho gia chủ. 

Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn có nhiều công dụng trong y học để điều trị bệnh như hen suyễn, các bệnh về đường tiêu hóa, giảm căng thẳng mệt mỏi, thải độc không khí, tạo giấc ngủ ngon,… Đây là loại cây ưa mát, phát triển mạnh ở trong nhà và những nơi có bóng râm.

2. Cây Vạn Lộc

Cây vạn lộc đỏ rất hợp với người mệnh hỏa
Cây vạn lộc đỏ rất hợp với người mệnh hỏa

Cây Vạn Lộc còn được gọi là cây thiên phú, tên khoa học là Aglaonema Rotundum Pink, loài cây này thuộc họ Ráy. Cây Vạn Lộc có nguồn gốc từ Indonesia, Thái Lan và phổ biến ở nhiều nước châu Á. Loại cây này có phần lá dày, rộng, mép lá hình lượn sóng và có kích thước nhỏ, màu sắc bắt mắt.

Trong phong thủy, cây Vạn Lộc mang đến nhiều ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Mang đến ý nghĩa phúc lộc và sự may mắn đặc biệt khi cây ra hoa. Đây sẽ là điềm lành báo hiệu tài lộc nảy nở cho gia đình. 

3. Cây Tuyết Tùng

Cây tuyết tùng nhỏ xinh thích hợp cho mọi không gian

Cây Tuyết Tùng là loại thực vật lá kim, có tên khoa học là Cedrus, thuộc bộ nhà Thông. Cây Tuyết Tùng có nguồn gốc từ vùng núi Himalaya và khu vực Địa Trung Hải. Loại cây này dùng làm cảnh cao từ 20-50cm. Loại cây này có lá hình kim, dài từ 5-8cm, mọc theo hình xoắn ốc, thường sẽ có màu xanh đậm hoặc hơi nhạt một tí.

Cây Tuyết Tùng mang một ý nghĩa trường tồn, bền bỉ với thời gian, đây là loài cây sử dụng để làm quà tặng vào những dịp quan trọng. Trong phong thủy, Tuyết Tùng mang ý nghĩa xua đuổi tà vận, khí xấu, là nơi trú ngụ của thần linh giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.

Cây Tuyết Tùng có rất nhiều công dụng khác nhau từ phong thủy đến trong y học. Loài cây này có khả năng giải tỏa căng thẳng, giảm stress hiệu quả, có tính sát khuẩn, kháng viêm cao và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,…

4. Cây Lan Ý

Cây lan ý nở hoa trắng xinh đẹp

Cây Lan Ý còn có tên gọi khác như Bạch Môn, Vỹ Hoa Trắng, Cây Huệ Hòa Bình. Ngoài ra, loài này có tên khoa học là Spathiphyllum Wallisii, thuộc họ Ráy và có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới Nam mỹ và một số nước ở Đông Nam Á. Lan Ý thường mọc thành bụi, có chiều cao từ 40-50cm, lá màu xanh thẫm, dáng hình bầu dục.

Cây Lan Ý mang đến năng lượng tích cực, cân bằng trường khí, giúp cuộc sống yên bình, tránh đi những xích mích. Ngoài ra, loài cây này còn mang ý nghĩa phong thủy riêng biệt, nó mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ.

5. Cây Đinh Lăng Cẩm Thạch

Cây đinh lăng cẩm thạch
Cây Đinh Lăng Cẩm Thạch

Cây Đinh Lăng Cẩm Thạch còn có tên gọi khác là cây Đinh Lăng Đồng Tiền, cây Đinh Lăng Lá Đốm. Ngoài ra, loài cây này còn có tên khoa học là Polyscias balfouriana, thuộc họ Ngũ Gia Bì. Loài cây này được trồng từ rất lâu đời tại Việt Nam, sau đó được nhân giống ra các vùng khác.

Cây Đinh Lăng Cẩm Thạch là cây thân gỗ sống lâu năm thành bụi lớn, mọc nhiều thân và phát triển cùng lúc. Thân cây tròn dài có màu nâu sẫm và hơi sần sùi. Lá của cây này được biến hóa nhiều màu sắc và hình dạng, phiến lá màu xanh đốm trắng loang lỗ không theo một quy tắc nào cả.

Cây Đinh Lăng Cẩm Thạch mang đến ý nghĩa tươi mới hạnh phúc, loài cây này mang đến năng lượng tích cực. Ngoài ra, đây còn là loài cây giúp chúng ta làm việc hiệu quả và tinh thần thoải mái hơn.

6. Cây Vạn Niên Thanh

Cây vạn niên thanh sở hữu màu lá rất đẹp và đặc trưng, thích hợp trồng trong nhà
Cây vạn niên thanh sở hữu màu lá rất đẹp và đặc trưng, thích hợp trồng trong nhà

Vạn Niên Thanh là một trong những loại cây thuộc nhà ráy và sống lâu năm. Loài cây này có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena thường được trồng để thanh lọc không khó. Vạn Niên Thanh có nguồn gốc từ vùng Colombia tại Brazil, sau đó được nhân giống ở các vùng khác.

Cây Vạn Niên Thanh có 2 loại phổ biến là Vạn Niên Thanh bẹ và Vạn Niên Thanh lá đốm. Lá của cây khá lớn, độ rộng khoảng 3,5-6cm, có màu xanh lục đậm ở viền lá và nhạt dần ở giữa. Gân lá có màu trắng tạo nên nét đặc trưng của loại cây này. Cây Vạn Niên Thanh có hoa màu trắng và mọc bông đơn, tuy nhiên rất ít hiếm khi ra hoa.

Trong phong thủy, Vạn Niên Thanh còn mang đến sự thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ. Loài cây này hợp với những người mệnh mộc và mệnh kim mang đến may mắn và năng lượng tích cực.

7. Kim Tiền

Cây Kim tiền mang đến cho gia chủ nhiều điều may mắn về tài lộc
Cây kim tiền loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng

Cây Kim Tiền còn có tên gọi khác là cây Kim Phát Tài, cây Phát Tài, Kim Tiền Phát Lộc. Loài cây này có nguồn gốc từ Châu Phi và dễ dàng chăm sóc, ít sâu bệnh. Cây kim tiền là cây loại thân bụi, còn cây kim ngân lại là cây thân gỗ. Lá của 2 loại cây này cũng không hề giống nhau về hình dáng hay kích thước. 

Cây Kim Tiền được xem như biểu tượng của sự tốt lành, mang ý nghĩa thăng tiến về tiền bạc, tài lộc. Nhìn chung, cây kim tiền hợp với tất cả các mệnh, vì thế nên bạn có thể trồng và đặt cây kim tiền tại bàn làm việc, phòng học, phòng khách.

8. Cây Lục Thảo

Cây lục thảo
Cây lục thảo

Cây Lục Thảo còn có tên gọi khác là cây Dây Nhện, Cỏ Nhện, Cỏ Điếu Lan,… Cây dây nhện còn có tên khoa học là Chlorophytum comosum. Loại cây này rất dễ trồng nên thường được nhiều gia đình lựa chọn bày trí, tô điểm cho khu vườn “tại gia” của mình trở nên phong phú, xinh đẹp.

Cây thường có tán lá dài, mỏng. Lá có 2 màu, được pha lẫn giữa màu xanh lục và màu trắng. Loại cây này thường mọc thành từng cụm, cao từ 30 – 60cm, các lá sẽ dài từ 20 – 34cm, xếp thành từng lớp chồng lên nhau.

Trong phong thủy, Cây Lục Thảo mang lại nhiều may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Ngoài ra, loài cây này hỗ trợ thanh lọc không khí, bảo vệ sức khỏe, tăng thêm trí nhớ và giúp điều trị hiệu quả vấn đề về tiêu hóa.

9. Cây Hồng Phát Tài

Cây hồng phát tài
Cây hồng phát tài

Cây Hồng Phát Tài hay còn được gọi là cây Ánh Dương, cây Hồng Phúc Vũ, có tên khoa học là Cordyline Australis, thuộc họ Tóc Tiên và có nguồn gốc xuất xứ từ một số nước Đông Á.

Cây Hồng Phát Tài có mang hình dáng thân mảnh với đường kính khoảng 1-2cm, chiều cao từ 20-40cm, thuộc nhóm cây lá màu, phát triển mọc thành bụi thưa. Lá của cây thon dài hình mũi mác, nhọn phần đầu thường mọc trực tiếp từ thân. Lá cây Hồng Phát Tài có màu tím hồng và mọc xòe ra hai bên, cành lá non thì màu càng đậm hơn.

Theo phong thủy, cây Hồng Phát Tài biểu tượng cho sự ấm áp và sức mạnh mặt trời, đem lại những bình yên, may mắn và hòa thuận trong gia đình. Do đó, loại cây này thường được chọn làm quà tặng trong các dịp tân gia, khai trương, kỷ niệm, họp gia đình hay dịp Tết cho bạn bè người thân.

10. Cây Huỳnh Tinh Văn

Cây huỳnh tinh văn
Cây huỳnh tinh văn

Cây Huỳnh Tinh Văn hay còn được gọi bởi nhiều tên gọi khác nhau như: Dạ Lam, Dong Vằn,… Cây có tên khoa học là Calathea zebrina, thuộc họ củ dong (Marantaceae), là loại cây cảnh trong nhà đẹp. Huỳnh Tinh Văn mọc thành bụi thưa, sống lâu năm do thân rễ dài mạnh. Cây cao khoảng 1m.

Cây có lá thuôn dài, mặt lá răn reo, mép gợn sóng, thuôn nhọn ở đầu, tù và kéo dài ở gốc. Cuống lá cong hình lòng máng, có cánh và dài ngang với phiến lá. Phiến lá mặt trên có lông mịn, màu xanh hay pha đỏ tía, nổi rõ các vằn xếp song song theo gân bên màu xanh bóng hay xanh đậm pha đen.

11. Cây kim ngân

Cây kim ngân
Cây kim ngân

Cây kim ngân là một loại cây thân dẻo được ưa chuộng để trồng trong nhà và thường được trồng thành cụm. Các thân cây xoắn vào nhau và vươn lên giống như tết tóc, tạo thành một cảnh quan khá lạ mắt. Lá của cây được xoè ra thành 5 nhánh, tượng trưng cho ngũ hành gồm: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả và Thổ. Do đó, cây kim ngân được coi là biểu tượng của sự thuận lợi và tốt đẹp.

12. Cây thường xuân

Cây thường xuân
Cây thường xuân

Cây thường xuân được gọi là “cỗ máy lọc không khí hoàn hảo”, trong vòng 6 giờ, cây có thể loại bỏ đến 58% phân tử nấm mốc và 60% các chất độc xung quanh. Với bản chất là dòng dây leo, thường xuân phù hợp nhất để trồng ở các vị trí gần cửa sổ hoặc ban công. Cây này rất phổ biến và dễ dàng nhận biết.

13. Cây họ cam quýt

Cây họ cam quýt
Cây họ cam quýt

Các loại cây cam quýt không chỉ được coi là mang lại yếu tố may mắn theo quan niệm Á Đông, mà còn có ngoại hình đẹp và dễ trồng, rất thích hợp để trồng trong nhà. Cây cam quýt có mùi thơm nhẹ nhàng và dễ chịu, giúp không gian trong nhà luôn tươi mới và sảng khoái. Ngoài ra, lá của cây cũng rất hữu ích trong ẩm thực Việt Nam. Đây là loại cây được các bà và các mẹ ưa chuộng trồng từ lâu trong đời sống người Việt.

14. Cây dương xỉ

Cây dương xỉ
Cây dương xỉ

Trong những năm gần đây, cây xương xỉ đã trở thành một loại cây cảnh được ưa thích. Mặc dù là loại cây dại, nhưng cây dương xỉ không cần đất hay ánh sáng nhiều, chỉ cần độ ẩm đủ để phát triển. Với kích thước nhỏ gọn, cây này rất phù hợp để trang trí bàn làm việc. Ngoài ra, dương xỉ còn có khả năng lọc độc trong không khí, đặc biệt là loại bỏ thuỷ ngân và asen.

15. Cây cafe

Cây cafe
Cây cafe

Trong thời gian gần đây, cây cafe cũng trở thành một lựa chọn phổ biến để trồng trong nhà. Khác với các cây cafe công nghiệp lớn để thu hoạch trái, dòng cây cafe trang trí có kích thước nhỏ gọn và có thể đặt trong một chiếc ly. Lá cây cafe có màu xanh đậm, dày đặc, tạo cảm giác xanh tươi và sảng khoái. Thời gian hoa cafe từ tháng 11 đến tháng 4. Nếu chăm sóc tốt, bạn có thể chiêm ngưỡng những bông hoa cafe trắng thơm ngát, tạo cảm giác thư thái và dễ chịu.

16. Cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh

Nếu bạn muốn tìm một loại cây cao để trang trí ở các vị trí như lô gia, góc phòng, chân cầu thang,… thì cây cọ cảnh là sự lựa chọn tốt nhất. Loài cây này mang vẻ đẹp đặc trưng của xứ nhiệt đới với cành dài và lá nhọn. Cọ cảnh phù hợp với mọi phong cách nội thất, đặc biệt là phong cách tối giản và Scandinavia.

17. Cây trầu bà

Cây trầu bà
Cây trầu bà

Trầu bà là một trong những loại cây phổ biến nhất để trồng trong nhà, đặc biệt là trong các văn phòng làm việc. Với khả năng hấp thụ tia phóng xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính, máy in, tivi, điện thoại, trầu bà là một sự lựa chọn tốt để giúp làm sạch không khí trong nhà.

Trầu bà rất dễ trồng và không yêu cầu nhiều chăm sóc. Nó có thể phát triển tốt trong điều kiện thiếu nước và dưỡng chất. Với khả năng leo, trầu bà thích hợp để trồng ở bên cửa sổ, trên kệ tủ hoặc kết hợp với bể thuỷ sinh để tạo thành một không gian xanh mát và đẹp mắt.

18. Cây hương đào

Cây hương đào
Cây hương đào

Cây sim, hay còn gọi là cây hương đào, là một loài cây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và được yêu thích tại Việt Nam. Trong tiếng Nhật, hương đào tượng trưng cho sự hoà bình thế giới và sự bảo vệ cho trái đất xanh. Ý nghĩa này cũng rất phổ biến trên toàn cầu.

Khi được chăm sóc đúng cách, cây hương đào sẽ cho ra những bông hoa trắng tuyệt đẹp và quả sim tím độc đáo. Ngoài ra, cây cũng có thể được tạo hình thành các dáng bonsai và thích hợp để trưng bày trong nhà.

19. Cây nha đam

Cây nha đam
Cây nha đam

Nha đam có rất nhiều công dụng, từ dưỡng da đến làm thuốc, được công nhận rộng rãi. Ngoài ra, đây còn là một loại cây dễ trồng và thích hợp cho việc trồng trong nhà. Bạn có biết rằng nha đam còn được gọi là “máy đo chất lượng không khí”? Càng nhiều đốm nâu trên thân cây thì mức độ ô nhiễm tại khu vực đó càng cao. Vì vậy, hãy mua một cây nha đam và chăm sóc nó để giữ cho không khí trong nhà của bạn luôn tốt lành.

20. Cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan

Thiết mộc lan là một loại cây có kích thước tương đối lớn, rất phù hợp để đặt ở góc nhà, phòng khách hoặc ngoài ban công. Với thân cây to và tròn cùng với lá xanh mướt có bản lớn, thiết mộc lan sẽ mang lại năng lượng tích cực cho không gian sống của bạn.

Tạo không gian sống xanh hơn với cây cảnh trong nhà

Tạo không gian sống xanh hơn với cây cảnh trong nhà
Tạo không gian sống xanh hơn với cây cảnh trong nhà

Các ý tưởng và mẹo để tạo một không gian sống xanh hơn với cây cảnh trong nhà

Chọn cây cảnh phù hợp: Để tạo một không gian sống xanh hơn, bạn cần chọn các loại cây cảnh phù hợp với điều kiện sống và sở thích của mình. Nếu không có nhiều kinh nghiệm với cây cảnh, bạn có thể bắt đầu với các loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc như cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây kim ngân… hay các loại cây thân thảo.

Sắp xếp cây cảnh một cách hợp lý: Bạn có thể tạo ra một không gian sống xanh hơn bằng cách sắp xếp cây cảnh một cách hợp lý. Bạn có thể đặt các loại cây cảnh lớn ở góc phòng, hoặc sử dụng các giá treo cây để tận dụng không gian trống.

Kết hợp các loại cây cảnh: Bạn có thể tạo ra một không gian sống xanh hơn bằng cách kết hợp các loại cây cảnh khác nhau. Bạn có thể chọn các loại cây có kích thước và màu sắc khác nhau để tạo ra sự phong phú và hấp dẫn cho không gian sống của mình.

Tạo ra một bức tường cây: Bạn có thể tạo ra một bức tường cây để tăng thêm sự xanh mát và tạo nên một không gian sống xanh hơn. Bạn có thể sử dụng các giá treo cây, giá đỡ hoặc kệ cây để đặt các loại cây cảnh lên tường.

Sử dụng các phụ kiện trang trí: Bạn có thể sử dụng các phụ kiện trang trí như chậu hoa, đá trang trí, bàn ghế, tấm vải thảm hoặc các bức tường treo để tạo thêm điểm nhấn cho không gian sống của mình.

Cách chăm sóc cây cảnh khi trồng cây trong nhà

Cách chăm sóc cây cảnh

1. Tưới nước đúng cách:

Kiểm tra độ ẩm của đất để quyết định thời điểm tưới nước, không nên tưới quá nhiều hoặc quá ít nước. Sử dụng nước lọc hoặc nước mưa để tránh gây hại cho cây. Tránh tưới nước trực tiếp lên lá để tránh bị héo lá.

  • Nếu cây của bạn bị chết do tưới quá nhiều nước, hãy chờ cho đất khô trước khi tưới lại. Bạn cũng có thể thêm các chất hút ẩm để giúp đất khô nhanh hơn. Nếu cây bị khô do tưới nước quá ít, hãy tưới thêm nước đủ để cây có đủ độ ẩm.

2. Định kỳ phân bón:

Sử dụng phân bón hữu cơ hoặc phân bón chuyên dụng cho cây cảnh, thực hiện định kỳ phân bón (thường là 1-2 tháng/lần), tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều phân bón để tránh gây hại cho cây.

Nếu cây bị chết do sử dụng quá nhiều phân bón, hãy giảm liều lượng phân bón hoặc thay đổi sang loại phân bón hữu cơ để giảm thiểu tác động của chất hóa học đến cây. Nếu cây bị chết do thiếu dinh dưỡng, hãy bổ sung thêm phân bón chuyên dụng để đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng.

3. Cắt tỉa cây đúng cách:

Loại bỏ các nhánh cây khô, chết, bị hư hỏng hoặc quá dài, cắt tỉa để cây có hình dáng đẹp, tăng cường khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.

  • Nếu cây bị tổn thương do cắt tỉa không đúng cách, hãy loại bỏ các nhánh cây bị tổn thương và sử dụng các công cụ cắt tỉa chuyên dụng để tránh làm hại đến cây. Nếu cây bị cắt tỉa quá nhiều, hãy để cây được phục hồi khoảng 1-2 tuần trước khi cắt tỉa tiếp.

4. Kiểm tra sức khỏe của cây định kỳ:

Theo dõi và kiểm tra sức khỏe của cây thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề về sâu bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng.

  • Nếu cây có dấu hiệu bị sâu bệnh, hãy loại bỏ các bộ phận cây bị nhiễm bệnh và sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu bệnh.
  • Nếu cây bị nhiễm sâu bệnh, hãy loại bỏ các bộ phận cây bị nhiễm bệnh và sử dụng các loại thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu bệnh. Hãy sử dụng các sản phẩm chăm sóc cây cảnh tự nhiên, như cát trắng hay đá trang trí, để giúp giảm thiểu khả năng phát triển của sâu bệnh và ngăn ngừa chúng xâm nhập vào cây.

5. Đặt cây đúng vị trí:

Đặt cây ở vị trí có đủ ánh sáng và không gian phù hợp để cây phát triển. Tránh đặt cây ở nơi có gió lớn, không khí khô hoặc nhiệt độ quá cao.

6. Ánh sáng

Cây chỉ cần ánh sáng nhẹ nhàng, hoặc ánh sáng đèn huỳnh quang là đủ, nên tránh để cây sau cửa kính khi nắng gắt, vi khi đó ánh nắng chiếu qua kính sẽ nóng hơn bình thường, nhất là đối với nắng gắt thì dù cây có đang thừa nước thì vẫn sẽ héo úa và cháy lá.

Nếu cây bị thiếu ánh sáng, hãy tìm kiếm vị trí khác để đặt cây hoặc sử dụng đèn chiếu sáng để cung cấp ánh sáng cho cây.

Nếu cây bị cháy lá do ánh sáng quá mạnh hoặc độ ẩm không đúng, bạn có thể thực hiện các giải pháp sau để khắc phục:

  • Điều chỉnh ánh sáng: Nếu cây bị cháy lá do ánh sáng quá mạnh, hãy di chuyển cây đến vị trí nơi ánh sáng không quá mạnh hoặc có thể sử dụng màn che để giảm độ sáng. Nếu cây đang được trồng gần cửa sổ, hãy sử dụng rèm cửa hoặc bạt che để giảm ánh sáng.
  • Điều chỉnh độ ẩm: Nếu cây bị cháy lá do độ ẩm không đúng, hãy kiểm tra xem đất có khô quá hay không và tưới nước cho cây thường xuyên. Bạn cũng có thể sử dụng một máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí xung quanh cây.
  • Tái tạo lá mới: Nếu lá cây đã cháy quá nhiều và không thể phục hồi lại, bạn có thể cắt tỉa bỏ các lá cây đã cháy và cho cây được tạo ra lá mới. Hãy đảm bảo cắt tỉa cây một cách cẩn thận để không gây tổn thương đến các mảnh vỏ cây.
  • Phân bón: Đôi khi, cây bị cháy lá do thiếu dinh dưỡng. Hãy sử dụng phân bón để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Tuy nhiên, hãy đảm bảo sử dụng phân bón một cách đúng cách và theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Không nên sử dụng quá nhiều phân bón, vì điều đó có thể gây hại đến sức khỏe của cây.

Như vậy, việc trồng cây cảnh trong nhà không chỉ mang lại sự thư giãn và hạnh phúc cho gia chủ, mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe và môi trường. Các bước chăm sóc cây cảnh đơn giản nhưng cần thiết để giúp chúng phát triển khỏe mạnh và duy trì sự sống lâu dài. Ngoài ra, tận dụng ánh sáng tự nhiên và tạo ra một không gian sống xanh hơn cũng là những ý tưởng và mẹo tuyệt vời để làm cho căn nhà của bạn trở nên đẹp hơn và tốt hơn cho sức khỏe.

Vườn An Nam mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và lợi ích của việc trồng cây cảnh trong nhà. Và Vườn An Nam khuyến khích độc giả thực hiện việc trồng cây cảnh trong nhà và tạo ra một không gian sống xanh hơn và đẹp hơn.

Đừng quên Vườn An Nam đang có nhiều mẫu bàn ghế sân vườn, bàn ghế ngoài trời đẹp, nếu bạn có nhu cầu đừng ngại liên hệ với chúng tôi nhé

Có thể bạn quan tâm:

Vườn – một cái tên rất đỗi thân thuộc trong tâm trí mỗi người. Đó là định nghĩa về một nơi chốn thanh bình – thư thái, nơi chứa đựng những ký ức, tạo nên những cảm xúc thuần khiết cho mỗi chúng ta. Sở hữu một khu vườn đẹp cũng chính là sở hữu một cuộc sống đẹp. Những sản phẩm ngoại thất sân vườn của Vườn An Nam sẽ giúp bạn kiến tạo nên một khu vườn đáng mơ ước. Vườn An Nam – Vườn An Lành!

Nhận xét

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc điền.

preloader